08/06/2018
Bởi Nhu Le Doe
VIET GAP viết tắt của VIETNAMESE GOOD AGRICULTURAL PRACTICE là nhằm đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một cơ sở hay nhà nông dân phải có các điều kiện nhất định nghiêm ngặt mới có thể lấy được chứng nhận VietGap. Các quy trình điều kiện gồm:
-
CHỌN ĐẤT: đất trông rau phải là đất cao, dễ thoát nước, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của từng loại rau.Khu vực trồng rau phải được cách ly với khu vực có chất thải. Đất tuyệt đối không được tồn dư các hóa chất độc hại.
-
NƯỚC TƯỚI: dùng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Chỉ được dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
-
PHÂN BÓN: không được dùng phân chuồng tươi, nước phân chuồng pha loãng để tưới rau.
-
BẢO VỆ THỰC VẬT: Không sử dụng thuốc BVTV hóa học. Nếu cần thiết, chỉ được chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, gây ít độc hại với môi trường cũng như với người sử dụng. Dừng việc phun thuốc hóa học 5 đến 10 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo an toàn. Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh.
-
THU HOẠCH, ĐÓNG GÓI: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng.Rau phải được đóng gói vào túi sạch, ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất.
Có thể nói, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAPchính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng Viet GAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.